Nhận thức những nguy cơ đối với bản thân

Main Posts Background Image

Main Posts Background Image

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Nhận thức những nguy cơ đối với bản thân

 Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài cá nhân mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Những nguy cơ đối với bản thân thường là những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát như: sự hợp nhất hoặc tái cấu trúc của nền kinh tế, sự thay đổi những yêu cầu của thị trường lao động và những tác động của chúng đối với các doanh nghiệp, thay đổi về những tiêu chuẩn nghề nghiệp mà bạn không đáp ứng, giảm nhu cầu đối với một trong những kỹ năng của bạn, sự tiến triển công nghệ mà bạn chưa chuẩn bị cho nó, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh…

Những câu hỏi sau để làm sáng tỏ những nguy cơ đối với bản thân :

  • Những thay đổi/đòi hỏi về công nghệ có thể đe dọa đến khả năng xin việc của bạn hoặc vị trí của bạn trong công việc không?
  • Ngành nghề của bạn đang có những biến động lớn phải không? (Chẳng hạn, sự di chuyển lao động tự do trong 1 số lĩnh vực của khối AEC, trong đó có lĩnh vực của bạn. Điều này khiến bạn đối mặt với nhiều đối thủ trong các cơ hội việc hơn hơn)
  • Lĩnh vực/ngành học của bạn đang giảm nhu cầu lao động phải không?
  • Có những thay đổi vể tiêu chuẩn nghề nghiệp mà hiện tại bạn chưa đáp ứng phải không?
  • Những trở ngại mà bạn phải đối diện trong công việc là gì?
  • Bạn bè của bạn có phải là đối tượng cạnh tranh với bạn trong các cơ hội việc làm, trong một dự án hay trong một vai trò/trách nhiệm nào đó không?

Một yếu tố bên ngoài cũng có thể vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Chẳng hạn, sự hội nhập kinh tế có thể là một cơ hội vì nó có thể mở ra cho bạn những cơ hội việc làm mới, với những nguồn thu nhập hấp dẫn hơn và khả năng thăng tiến cao hơn, nhưng cũng có thể là mối đe dọa vì đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ nhiều hơn, đòi hỏi những yêu cầu nghề nghiệp cao hơn như ngoại ngữ, các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

Tóm lại, phân tích SWOT là một bước quan trọng, cần thiết và hữu ích để giúp bạn nghĩ đến những khả năng hiện có và cả trong tương lai, liên quan đến môi trường bên ngoài, nghĩa là thị trường công việc. Trong đó, điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) là những yếu tố của bản thân, cơ hội (O) và thách thức (T) nằm ở môi trường bên ngoài.

Bản phân tích theo sơ đồ SWOT.

1. Điểm mạnh:

  • Về tư duy: có khả năng sáng tạo, phân tích và tổng hợp
  • Về kỹ năng:

+ Tự tin giao tiếp, thuyết trình trước đám đông.

+ Kỹ năng viết tốt.

  • Về tính cách:

+ Có trách nhiệm cao với công việc.

+ Hòa đồng, năng động, thích nghi nhanh với môi trường mới.

2. Điểm yếu:

  • Quản lý thời gian chưa tốt (có xu hướng trì hoãn công việc).
  • Khả năng kiểm soát cảm xúc chưa tốt.
  • Vụng về trong các thao tác thực hành.
  • Khả năng giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế.

3. Cơ hội:

  • Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới (như gia nhập khối APEC, kí kết hiệp định TPP…)
  • Xu hướng phát triển của ngành Marketing.

4. Thách thức:

  • Số lượng sinh viên ngành Marketing lớn.
  • Việc chuyển đổi lao động tự do giữa các nước trong khối APEC.
  • Tiêu chuẩn tuyển dụng ngày càng cao.

 

Phương pháp SWOT giúp hạn chế nguy cơ đối với bản thân

Phương pháp SWOT giúp hạn chế nguy cơ đối với bản thân

 

Từ việc phân tích SWOT bản thân, chúng ta có thể đề ra cách thức để phát huy điểm mạnh, theo đuổi những cơ hội nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của mình. chúng ta cũng cần đề ra các biện pháp để khắc phục những điểm yếu, xác định cách sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro từ những tác nhân,nguy cơ đối với bản thân, thiết lập kế hoạch để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

Error 404

The page you were looking for, could not be found. You may have typed the address incorrectly or you may have used an outdated link.

Go to Homepage