Main Posts Background Image

Main Posts Background Image

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

KỸ NĂNG SINH TỒN CHO CON - KỸ NĂNG SINH TỒN TÀI CHÍNH CHO BA MẸ

 Workshop KỸ NĂNG SINH TỒN CHO CON - KỸ NĂNG SINH TỒN TÀI CHÍNH CHO BA MẸ với sự hiện thân của ÚT THÊM vô cùng thành công và giá trị

Và giá trị đó - sự thành công đó là sự góp mặt của các anh chị em ekip, chuyên gia, khách mời - là năng lượng tích cực , năng lượng yêu thương của tất cả mọi người









Cám ơn vì tất cả

Biết ơn và trân trọng

 

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Thấu hiểu để yêu thương

Mình thì dc sinh và dạy bởi ba mẹ mình

Con mình thì dc sinh bởi mình và người phối ngẫu của mình

Ba mẹ mình - bản thân mình - con cái mình được sinh ra và trưởng thành 3 thời điểm - 3 thời kỳ - 3 xu hướng - 3 thời đại khác nhau

Vậy hà cớ gì mình lấy cái kinh nghiệm ông bà XƯA, rồi cộng kinh nghiệm mình NGÀY NAY rồi BÊ Y NGUYÊN RỒI ÁP LÊN TƯƠNG LAI CỦA CON ????

Rồi mà có THẤU HIỂU được con để DẠY DỖ PHÙ HỢP ????

Nặng lòng khi nhìn thấy bài sinh trắc của ba mẹ con cái đối lập nhau














 


Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Cợ Hội Nghề Nghiệp


























Phương pháp Reggio Emilia – Khơi dậy tò mò của trẻ

 Phương pháp Reggio Emilia là một phương pháp giáo dục sớm còn khá mới tại Việt Nam. Khác với các phương pháp giáo dục sớm phổ biến như phương pháp Montessori hay phương pháp Glenn Doman, phương pháp này khá khó để giải thích. Tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận hiệu quả của phương pháp giáo dục sớm này, Reggio Emilia có những ưu điểm mà không phương pháp nào có được.

 

1. Lịch sử hình thành của phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được đặt tên không phải dựa trên tên một nhà khoa học hay một nhà tâm lý nổi tiếng. Phương pháp này được nhà tâm lý học người Italy, Loris Malaguzzi (1920-1994) phát triển sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 vừa kết thúc và được đặt tên theo ngôi làng Reggio Emilia ở phía bắc nước Ý. Nơi đây hứng chịu những hậu quả nặng nề sau thế chiến thứ hai, nhất là việc không có trường học nào cho trẻ em. Nhưng bằng sự yêu thương và niềm hi vọng vào con trẻ, những người dân nơi đây đã tìm đủ mọi cách để xin đồ xây dựng trường học, thậm chí cả những người cao tuổi cũng góp sức của mình để giúp bọn trẻ có những bữa ăn.

Không có giáo viên, trẻ phải học bằng cách tự khám phá, tự đặt ra câu hỏi . Cứ như vậy bọn trẻ nơi đây lớn và trưởng thành dần. Một ngày nọ, Loris Malaguzzi xuất hiện và đề ra với những người quản lý ở đây phương pháp giáo dục, lấy trẻ làm trung tâm và cho chúng quyền tự do khám phá, tìm tòi và lấy tên chính ngôi làng này đặt tên cho nó.

Hiện nay, rất nhiều trường học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng đang áp dụng phương pháp Reggio Emilia trong việc giáo dục cho trẻ. Thúc đẩy trí tưởng tượng, sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề độc lập của trẻ bằng cách cho trẻ tham gia những hoạt động nhóm cũng như các hoạt động đòi hỏi sự độc lập.

 

Lợi ích mà phương pháp Reggio Emilia đem lại :

  • Kích thích trí tò mò, khả năng quan sát xung quanh của trẻ.
  • Giúp trẻ tự khám phá thế giới xung quanh.
  • Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động
  • Tăng cường khả năng làm việc nhóm của trẻ.
  • Giúp trẻ biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.

 

 

Một môi trường áp dụng phương pháp Reggio Emilia

Một môi trường áp dụng phương pháp Reggio Emilia

2. Những đặc điểm của phương pháp Reggio Emilia:

Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động: Trẻ được tự do khám phá, đặt ra câu hỏi khi không hiểu và đề xuất các phương án trả lời cho các câu hỏi đó. Mọi hoạt động của trẻ đều tự làm, giáo viên hoặc những người giúp đỡ chỉ giúp đỡ khi trẻ gặp những vướng mắc không thể trả lời.

Trẻ hiện thực hóa suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau: Trong khi thực hiện bất kì một công việc nào, trẻ sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ, sự sáng tạo khác nhau. Trẻ có thể tự hiện thực hóa những suy nghĩ của mình thông qua cách giải quyết công việc đó.;

Môi trường cũng đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển của trẻ: Trong phương pháp Reggio Emilia thì môi trường chính là nơi để trẻ hiện thực hóa những ý tưởng của mình. Trẻ sẽ tự do sáng tạo những, làm những điều mình thích phù hợp, sẽ không có sự áp đặt, ép buộc nào với trẻ.

 

3. Những lưu ý quan trọng khi tiếp cận phương pháp Reggio Emilia:

Giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ trẻ khám phá , không được phép áp đặt suy nghĩ cho trẻ, chỉ hướng dẫn và đồng hành cùng bé.

Giáo viên cũng phải là những người nhiệt huyết, vui vẻ và đặc biệt yêu thích thiên nhiên. Nguyên nhân là chính những giáo viên này là cầu nối trẻ đến với hành trình tự khám phá.

Môi trường đóng vai trò quan trọng trong phương pháp Reggio Emilia, vì trẻ sẽ khám phá, học hỏi kiến thức thông qua thiên nhiên.

Trẻ áp dụng phương pháp Reggio Emilia

Trẻ áp dụng phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp Reggio Emilia là một phương pháp mang đến cho trẻ sự tự do thể hiện bản thân, thoải mái phát huy tiềm năng còn ẩn sâu . Chính vì vậy, nếu các bậc phụ huynh quyết định lựa chọn phương pháp giáo dục sớm này đừng áp đặt hay ràng buộc trẻ. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp  Reggio Emiliamột phương pháp giáo dục sớm cho trẻ. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Phương pháp STEAM – Vươn tầm ra thế giới

 Phương pháp STEAM là một phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trẻ được sử dụng phương pháp giáo dục sớm này có rất nhiều ưu điểm nổi trội như: kiến thức về các môn tự nhiên như khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học , khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội , sở hữu những kỹ năng mềm toàn diện.

STEAM viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học), đây là phương pháp giáo dục được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với mục tiêu cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực nêu trên cho trẻ. Điểm nổi bật của phương pháp STEAM là liên kết thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Hoạt động thực tế thường xuyên diễn ra để học sinh có thể thảo luận,trao đổi, tự rút ra kết luận để sự hiểu biết đúng nhất với suy nghĩ

 

Phương pháp STEAM – Sự tích hợp toàn diện

Các bạn có biết rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự phân mảnh, tách rời kiến thức giữa các lĩnh vực quan trọng : khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự phân mảnh này sẽ đem đến một sự khác biệt thực tế khi có sự tiếp xúc giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Học sinh được giáo dục theo mô hình truyền thống sẽ cần thêm một khoảng thời gian thực tế,tùy thuộc vào lĩnh vực để hiểu được làm thế nào để vận dụng lý thuyết, nguyên lý vào ứng dụng thực tế trong khi kiến thức được cung cấp là các kiến thức không được “update” thường xuyên. Ngoài ra còn một điều đáng nói nữa là tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với thực tế cũng rất hạn chế.

Phương pháp STEAM về bản chất là trang bị cho người sử dụng những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến năm lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này đã được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp người sử dụng không chỉ hiểu biết về lý thuyết mà còn có thể thực hành và tạo ra thu được kết quả. Phương pháp STEAM thực sự là một bước ngoặt khi đã phá bỏ đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, tạo ra những con người có năng lực làm việc thực sự.

 

Phương pháp STEAM - Sự tích hợp toàn diện

Phương pháp STEAM – Sự tích hợp toàn diện

 

Phương pháp STEAM –  phương pháp của các nền giáo dục hiện đại

 

STEAM dựa trên nền tảng lý thuyết giáo dục hiện đại, giáo viên là người hỗ trợ cả về lý thuyết lẫn thực hành trong học tập chứ không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức toàn diện, giúp học sinh thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời tăng khả năng độc lập tìm tòi khám phá. Mô hình của phương pháp STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đối với các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật…thì đây là mô hình rất phổ biến và đã thu được rất nhiều kết quả tốt đẹp.

 

Phương pháp STEAM –  phương pháp của các nền giáo dục hiện đại

Phương pháp STEAM –  phương pháp của các nền giáo dục hiện đại

 

Trên đây là bài viết chia sẻ về phương pháp STEAM của chúng tôi. Đây cũng là một phương pháp còn mới ở Việt Nam, tuy nhiên cũng đang có các mô hình được xây dựng theo các chương trình giáo dục của nước ngoài. Với mong muốn thông qua bài viết truyền tải cho các bạn thông tin liên quan đến phương pháp giáo dục mới này, Hi vọng đã đáp ứng được và sẽ giúp ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Phương pháp Glenn Doman – Giáo dục sớm cho trẻ

 Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn có nên giáo dục sớm cho trẻ hay không và phương pháp Glenn Doman, một phương pháp giáo dục rất hiệu quả cho trẻ

 

Tại sao lại cần giáo dục sớm cho trẻ ?

Tất cả trẻ em ngay từ khi sinh ra đều có xuất phát điểm như nhau. Tuy nhiên sau đó,tùy thuộc vào bộ não của bé có được tiếp thu đúng phương thức giáo dục hay không. Nếu cứ để phát triển theo lẽ tự nhiên khiến những khả năng vượt trội của trẻ sẽ dần mất đi. Điều đó quả là đáng tiếc. Chính vì vậy cần giáo dục sớm giúp các bậc phụ huynh sớm nhận ra tài năng của trẻ để có định hướng cũng như phương pháp dạy học phù hợp với trẻ.

Phương pháp Glenn Doman giúp trẻ bộc bộ tiềm năng từ sớm

Phương pháp Glenn Doman giúp trẻ bộc bộ tiềm năng từ sớm

 

Giai đoạn 0 đến 6 tuổi – Đối với các phương pháp giáo dục sớm là giai đoạn quan trọng nhất. Bộ não của trẻ có phát triển toàn diện hay không phụ thuộc rất nhiều vào khoảng thời gian này. Ngoài ra thì khoa học cũng đã chứng minh đây là khoảng thời gian dễ bộc lộ nhất những năng khiếu tiềm ẩn về 8 loại hình thông minh. Môi trường và cách giáo dục chính là yếu tố quan trọng nhất giúp bé trở nên thông minh hơn, thậm chí trở thành thiên tài trong lĩnh vực nào đó.

Giáo dục sớm có thể giúp trẻ phát triển toàn diện. Rất nhiều trẻ lúc nhỏ là thiên tài, lớn lại thành bình thường. Vì vậy, hãy cố gắng dành nhiều thời gian với trẻ để giúp trẻ tìm ra năng khiếu và tiềm năng thực sự của mình.

Phương pháp Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman được giáo sư Glenn Doman cùng các cộng sự nghiên cứu và sáng tạo ra, là phương pháp giáo dục sớm nhằm kích thích trí thông minh tiềm năng cho trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi. Đây cũng là phương pháp giáo dục sớm được nhiều bậc cha mẹ áp dụng nhất hiện nay tại Việt Nam. Phương pháp Glenn Doman dù mới được biết đến một thời gian tương đối dài tại Việt Nam, nhưng trong gần 2 năm trở lại đây mới là thời điểm phương pháp này được nhiều người biết đến và chứng tỏ được những hiệu quả mà nó mang lại. Hàng nghìn trẻ đã trở nên thông minh hơn, biết đọc sớm hơn, có lối tư duy tốt hơn cũng như giúp tình cảm với cha mẹ của trẻ tốt hơn.

Phương pháp Glenn Doman giúp trẻ phát triển toàn diện : thể chất, trí thông minh, cảm xúc và năng lực xử lí tình huống. Đây thực sự là hành trang vô cùng cần thiết cho sự phát triển và thành công của trẻ trong những ngày tháng sau này. Thêm một điểm thú vị ở phương pháp này là có thể ứng dụng nó ngay tại nhà và không ai khác người thầy đầu tiên của trẻ là bố mẹ. Chắc chắn điều này sẽ càng khiến trẻ trở nên an tâm, gần gũi và hứng thú hơn với những trải nghiệm mới.

 

Phương pháp Glenn Doman - Phương pháp giáo dục sớm đầu đời cho trẻ

Phương pháp Glenn Doman – Phương pháp giáo dục sớm đầu đời cho trẻ

 

Lợi ích khi áp dụng phương pháp Glenn Doman cho con

Phương pháp Glenn Doman mang lại cho con bạn.

  •   Kích thích não phát triển (  tốt nhất là trong giai đoạn 0-3 tuổi )
  •   Kích thích tiềm năng bẩm sinh
  •   Kích thích sự phát triển của các giác quan.
  •   Phát triển toàn diện trí thông minh và trí nhớ cho trẻ
  •   Phát triển IQ và EQ
  •   Giúp tăng cường tình cảm giữa cha mẹ và bé
  •   Giúp trẻ tiếp cận dễ dàng với thế giới xung quanh và yêu thích việc tìm hiểu.

Trên đây là những ích lợi của giáo dục sớm và giới thiệu cho các bạn về phương pháp Glenn Doman. Chúng tôi rất mong muốn có thêm nhiều trẻ có thể áp dụng phương pháp giáo dục này để thế hệ tương lai của đất nước ngày một toàn diện, ngày một vững chắc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi.

Tìm hiểu về phương pháp Montessori

 Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn phương pháp Montessori, phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0-18 tuổi được rất nhiều trường học trong và ngoài nước áp dụng cũng như nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh.

 

Lịch sử hình thành của phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori bắt đầu được phát triển vào năm 1897 bởi bác sĩ và cũng là nhà giáo dục Maria Montessori. Năm 1907, Bà mở lớp học đầu tiên của mình mang tên Casa dei Bambini, tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma. Ngay từ ban đầu, bà đã bắt đầu thực hiện phương pháp giáo dục của mình thông qua quan sát những trải nghiệm của trẻ đối với môi trường xung quanh, với các học cụ và bài học được thiết kế dành riêng cho trẻ. . Phương pháp Montessori sau đó đã được phát triển và mở rộng ra toàn nước Mỹ năm 1911 và được rất nhiều các bậc phụ huynh, trường học biết đến thông qua các phương tiện thông tin, thậm chí đã được xuất bản thành sách. Tuy nhiên do xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa Montessori và một số nhà giáo dục Mỹ khác, đặc biệt sau khi cuốn “The Montessori System Examined” do một nhà giáo dục học nổi tiếng William Heard Kilpatrick phát hành, đã hạn chế truyền bá tư tưởng của bà và sau năm 1914, phương pháp Montessori đã bị lu mờ đi. Tuy nhiên vào năm 1960,Nó đã thực sự trở lại, thâm nhập vào nước Mỹ v và được áp dụng tại hàng nghìn trường học ở quốc gia này.

 

Đặc điểm chung của phương pháp Montessori

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập của trẻ trong việc hình thành nhân cách. Ngoài ra, phương pháp này rất chú trọng việc phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Một vài đặc trưng tiêu biểu của phương pháp Montessori :

  • Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau.
  • Trẻ được quyền tự lựa chọn hoạt động, các hoạt động này đã được giáo viên sắp xếp trước.
  • Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình tham gia hoạt động
  • Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.

 

Phương pháp Montessori giúp trẻ hoạt động độc lập

Phương pháp Montessori giúp trẻ hoạt động độc lập

 

Ứng dụng cho từng lứa tuổi

1. Độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi

Các lớp dành cho độ tuổi này có tên gọi là Ngôi Nhà Trẻ Thơ , lớp học có sự pha trộn giữa các lứa tuổi. Số lượng thường từ 20-30 học sinh, được phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một trợ giảng. Bàn ghế trong lớp được thiết kế phù hợp với các hoạt động, có thể sử dụng cho từng cá nhân hoặc các hoạt động nhóm. Giá để học cụ cũng được thiết kế và sắp xếp hợp lí với tầm với của trẻ. Giáo viên sẽ giới thiệu mẫu hầu hết các hoạt động, sau đó trẻ tự do lựa chọn hoạt động mà chúng yêu thích. Các học cụ và hoạt động trong lớp học sẽ  giúp trẻ thực hành được rất nhiều kỹ năng từ cơ bản cho đến phức tạp.

Hoạt động nhóm ở trẻ trong Phương pháp Montessori

Hoạt động nhóm ở trẻ trong Phương pháp Montessori

 

2. Độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi

Các lớp học có số lượng học sinh từ 30 học sinh hoặc hơn, được phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một hoặc nhiều trợ giảng. Cũng có sự pha trộn lứa tuổi ở bậc học này , tuy nhiên sẽ không có quá nhiều sự chênh lệch độ tuổi ( Thường gặp nhất là 6-9 tuổi và 9-12 tuổi). Học sinh sẽ được học và phân chia thành nhóm, sau đó là hoạt động độc lập theo khả năng và sở thích của bản thân. Quy mô hay chủ đề của bài học khá rộng. Học sinh ở giai đoạn này rất cần được giáo dục để nhận biết vai trò của con người trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau khi tác động vào thế giới xung quanh. Các học cụ và bài học trong giai đoạn này được thiết kế phục vụ cho các môn học như ngôn ngữ, toán học, lịch sử, các môn khoa học, mỹ thuật, vv… Ngoài ra, học sinh còn được tham gia khám phá môi trường sống xung quanh thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa, dã ngoại.

 

3. Độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi

Thực tế thì người sáng lập ra phương pháp Montessori không thiết kế chương trình đào tạo chi tiết cho các bậc học này. Tuy nhiên, một số trường học đã mở rộng chương trình của mình lên đến bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học. Ngoài ra, một số tổ chức Montessori đã phát triển chương trình đào tạo giáo viên thông qua nhiều khóa học khác nhau.

Học sinh trong giai đoạn này nên được tiếp xúc thực tế và gần gũi thiên nhiên, đặc biệt là học sinh ở thành phố. Đây là tiêu chí và phương châm hàng đầu mà các phương pháp Montessori và các nhà giáo dục nhắm tới đối với chương trình học ở thời kỳ này.

Error 404

The page you were looking for, could not be found. You may have typed the address incorrectly or you may have used an outdated link.

Go to Homepage